Phương pháp tính giá vận chuyển

1. Phương pháp tính giá vận chuyển

1.1 Tại sao cần tính trọng lượng tính cước

Trên vận đơn hàng không quý khách có thể thấy có 02 cột liên quan đến trọng lượng là Gross weight (trọng lượng thực) và Chargeable weight (trọng lượng tính cước); số liệu ở cột chargeable weight là số liệu để tính cước vận chuyển và có thể bằng hoặc lớn hơn trọng lượng thực (Gross weight).

Do những hàng nặng và nhỏ có xu hướng gây ra việc tải trọng đạt ngưỡng trước khi khoang hàng hết chỗ. Ngược lại những hàng nhẹ và cồng kềnh có xu hướng chiếm chỗ máy bay và làm đầy khoang hàng trước khi tải trọng đạt ngưỡng.

Do đó, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế – IATA đã đưa ra quy định về quy tắc, cách thức chung khi tính trọng lượng tính cước đối với hàng chuyển phát nhanh. Những hàng nặng sẽ tính theo trọng lượng thực (Gross weight) còn hàng cồng kềnh tính theo trọng lượng thể tích (Volume weight).

1.2 Các bước tính cước phí vận chuyển quốc tế

Bước 1: Xác định Trọng lượng Thực

Sử dụng cân để xác định trọng lượng gói hàng. Làm tròn trọng lượng lên nửa kilogram tiếp theo.

Bước 2: Xác định trọng lượng thể tích

Tính toán thể tích bằng cách nhân chiều dài với chiều rộng và chiều cao (mỗi chiều được làm tròn tới đơn vị centimete gần nhất).

Trọng lượng thể tích

L = chiều dài theo đơn vị centimet

W = chiều rộng theo đơn vị centimet

H = chiều cao theo đơn vị centimet

(Dài x Rộng x Cao)/5000= Trọng lượng thể tích (kg)

Bước 3: So sánh trọng lượng thực và trọng lượng thể tích
Tiến hành so sánh trọng lượng thực và trọng lượng khối của gói hàng, và chọn ra số lớn hơn để làm trọng lượng tính cước vận chuyển.
Bước 4: Tính giá cước vận chuyển
Từ cân nặng đã tính toán bạn tiến hàng khớp với bảng giá vận chuyển của từng đơn vị vận chuyển để tính ra cước phí vận chuyển quốc tế.

2. Lưu ý khi tính trọng lượng tính phí của gói hàng

Trọng lượng sẽ được làm tròn đến bước giá 0.5
Trong quá trình vận chuyển quốc tế, các gói hàng cần được đóng gói quấn màng co, đóng Pallet để gia cố đảm bảo cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển quốc tế. Chính vì thế trọng lượng thực tế mà đơn vị vận chuyển như Janbox bị tính phí sẽ cao hơn tổng số trọng lượng của các gói hàng. Chính vì thế, trọng lượng tính cước của từng gói hàng sẽ được làm tròn lên 0.5 để bù đắp vào khoảng thâm hụt chi phí này trong quá trình vận chuyển.
Và đây cũng là quy định chung của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế – IATA đưa ra, và được áp dụng chung đối với các hãng vận chuyển quốc tế.

3. Ưu đãi dành riêng cho khách hàng Việt Nam

Janbox hỗ trợ khách hàng trên 50% thể tích để tính cước phí vận chuyển quốc tế khi lựa chọn dịch vụ vận chuyển dành riêng cho các khách hàng tại Việt Nam. Cụ thể trọng lượng thể tích sẽ được áp dụng công thức sau:

(Dài x Rộng x Cao)/9000= Trọng lượng thể tích (kg)
Ví dụ: Có đơn hàng có trọng lượng thực tế là 3(kg). Số đo các cạnh của gói hàng là 30x30x20. 

Khi lựa chọn đơn vị vận chuyển khác: 

Trọng lượng thể tích của khói hàng  = (30x30x20)/5000 = 3.6(kg) làm tròn thành 4(kg)
So sánh: Trọng lượng thể tích  (4kg) > Trọng lượng thực tế (3kg)
>>> Trọng lượng tính cước = 4(kg)

Khi lựa chọn Janbox Express

Trọng lượng thể tích của khói hàng (khi lựa chọn Janbox) = (30x30x20)/9000 = 2 (kg).
Trọng lượng thực tế (3kg) > Trọng lượng thể tích (2kg)
>>> Trọng lượng tính cước = 3(kg)

Như vậy nếu như khách hàng chọn Janbox có thể tiết kiệm trên 30% phí vận chuyển quốc tế.
Chia sẻ:
Bài viết này có hữu ích không?
1 trên 1 thấy hữu ích
Có thêm câu hỏi? Gửi yêu cầu

  Estimate Price Messenger Whatapp