Thưởng trà là hoạt động nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống tinh thần người Nhật Bản. Tuy nhiên, khi nhắc đến trà Nhật Bản, hầu hết mọi người chỉ nói đến Matcha mà không biết rằng quốc gia này còn là nơi sản sinh ra rất nhiều loại trà thơm ngon, độc đáo và mang nhiều công dụng tới sức khoẻ. Nếu yêu thích và mong muốn khám phá văn hoá ẩm thực Nhật Bản, hãy bắt đầu bằng 10 loại trà xanh thơm ngon Janbox giới thiệu ngay dưới đây!
1. Tìm hiểu về lịch sử trà Nhật Bản
Trà đạo là nét văn hoá cổ truyền Nhật Bản, được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VII. Bấy giờ, trà là một thứ xa xỉ phẩm trong thời kỳ Nara (710–794), chỉ được cung cấp với số lượng rất nhỏ cho các linh mục và quý tộc xưa.
Việc sản xuất trà chính thức được biết đến nhiều hơn nhờ có nhà sư Yousai mang trà từ Trung Quốc sang Nhật Bản vào đầu thời Kamakura (1192-1333). Sau đó, việc trồng chè được mở rộng khắp Nhật Bản, đặc biệt là tại chùa Kozanji ở Takao và Uji. Lịch sử trà Nhật Bản bắt đầu từ thời Nara nhưng ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các thế hệ tiếp theo. Trong suốt thời kỳ Muromachi (1333–1573), trà từ món xa xỉ phẩm đã trở nên phổ biến với tất cả các cá nhân thuộc mọi tầng lớp kinh tế xã hội.
Trà Nhật Bản đã có lịch sử trăm năm
Trong văn hóa thưởng trà xưa, sau khi nhấp trà từ những chiếc tách được đặt xung quanh trong các bữa tiệc trà lớn, người tham gia đưa ra những phỏng đoán về tên của các loại trà và nguồn gốc của chúng. Cùng thời gian đó, một hình thức tiệc trà phức tạp hơn đã xuất hiện, tập trung vào nghi thức và tâm linh lấy cảm hứng từ Thiền. Những sự kiện này có khá Ít người tham dự. Nó được tổ chức trong khung cảnh thân mật. Ở đó, người chủ trì phục vụ trà cho từng người tham gia. Những cuộc gặp gỡ này chính là nguồn gốc của văn hoá trà đạo ngày nay.
2. Top 10 loại trà Nhật Bản được ưa chuộng
Là “vương quốc trà” nổi tiếng Thế giới, Nhật Bản là quê hương của hàng trăm loại trà độc đáo, thơm ngon. Trong đó, đáng chú ý nhất là 10 loại trà dưới đây:
2.1. Trà xanh Matcha
Có lẽ không cần bàn cãi về độ phổ biến của trà xanh Matcha Nhật Bản. Từ lâu đây đã được coi là loại trà quốc dân, là linh hồn của nghi lễ trà đạo truyền thống. Ngoài việc dùng làm trà trực tiếp, Matcha còn là nguyên liệu quen thuộc của nhiều loại bánh ngọt, kem Matcha,… được hàng triệu tín đồ yêu thích. Bạn có thể dễ dàng nhận biết loại trà này nhờ màu xanh nhạt tự nhiên của những lá trà non hảo hạng. Chất bột Matcha cực mềm mịn, hương thơm dịu nhẹ và không hề bị chát.
2. Trà xanh Ryokucha
Khác với Matcha, trà Nhật Bản Ryokucha được làm từ cả phần ngọn cây nên bột rắn và ráp hơn. Tuỳ thuộc vào từng đợt thu hoạch, Ryokucha lại được chia thành nhiều loại như Gyokuro (được hái trong đợt thu hoạch đầu tiên và được che nắng một thời gian trước khi thu hoạch), Sencha (đợt thu hoạch đầu tiên nhưng không được che nắng), Bancha (các đợt thu hoạch sau),… Màu sắc trà Ryokucha thường đậm hơn Matcha, chúng có vị nhẹ, ít gắt, khi uống thường được dùng cùng nhân sâm hay trà xanh.
3. Trà xanh Konacha
Konacha là một trong những loại trà Nhật Bản truyền thống. Thành phần của chúng bao gồm bụi trà, búp trà và lá trà nhỏ còn lại sau khi chế biến Gyokuro hoặc Sencha. Mặc dù được coi là loại trà phổ thông giá rẻ, Konacha vẫn được ưa chuộng phổ biến cho nhiều loại thực phẩm như Sushi. Trà xanh Konacha thường khá vụn và có mùi thơm đặc trưng rất dễ nhận biết.
>>> Xem thêm: Trà sencha Nhật Bản là gì? Tìm hiểu về thức uống nổi tiếng này
4. Trà xanh rang Hojicha
Hojicha được chế biến bằng cách rang lá trà tới nhiệt độ khoảng 200 độ C cho đến khi có màu nâu đỏ đặc trưng rồi tiếp tục đem làm mát và bào nhỏ. Thành phần của loại trà này là thân và lá từ những cây trà đem dùng trong quá trình sản xuất bancha, sencha. Nhiệt độ sinh ra từ quá trình rang gây ra các biến đổi hóa học trong lá, tạo nên mùi thơm ngọt ngào, hơi giống caramel.
5. Trà xanh gạo lứt Genmaicha
“Genmai” tiếng Nhật là gạo lứt, còn “cha” là trà. Đây thực chất là một loại trà Nhật Bản đặc biệt tạo ra nhờ kết hợp trà xanh và gạo lứt. Quá trình chế biến loại trà này bắt nguồn từ việc rang hạt gạo lứt, sau đó trộn với lá trà để tạo ra Genmaicha. Về bề ngoài, Genmaicha khó có thể gây nhầm lẫn với loại trà khác do màu nâu vàng và xác trà lẫn hạt gạo tơi đặc trưng.
Trà gạo lứt của Nhật – Genmaicha dùng được cho cả trẻ em, người già và hiện được xuất khẩu tại nhiều Quốc gia trên Thế giới.
6. Trà xanh Kabusecha (trà phủ)
Tên của Kabusecha (trà phủ) được đặt theo đúng hình thức nuôi trồng đặc biệt để tạo ra nó. Cụ thể, trước khi thu hoạch từ 10 đến 15 ngày, cây trà được phủ bởi ô, rơm để tránh ánh sáng mặt trời. Quá trình phủ này giúp trà có mùi vị nhẹ dịu, không gắt, thơm ngon hơn các loại trà được thu hoạch như thông thường. Trà Nhật Bản Kabusecha có màu xanh rêu, sợi trà dạng mảnh, dài.
7. Trà xanh Tamaryokucha
Quy trình sản xuất thô của trà Nhật Bản Tamaryokucha gần giống với Sencha nhưng khác biệt ở khâu cuối cùng là cho thẳng vào lò sấy quay gió nhiệt, thay vì chuốt thẳng búp trà như Sencha. Vì vậy, thành phẩm trà có dạng sợi xoăn tròn, mùi thơm như chanh. Tamaryokucha được trồng nhiều tại tỉnh Saga, Nhật Bản. Nếu có dịp ghé qua, bạn đừng quên mua một ít Tamaryokucha pha trà để thưởng thức hương vị thơm ngậy quyến rũ.
>>> Xem thêm: Khám phá top 7 loại Trà Nhật Orihiro tốt nhất hiện nay
8. Trà xanh hoa nhài Jasmine-cha
Nếu yêu thích hương thơm nồng nàn của nhài, Jasmine-cha chắc chắn là một loại trà Nhật Bản bạn nên thử. Hương vị chan chát, hậu ngọt của trà xanh kết hợp với hương thơm hoa nhài mang lại trải nghiệm rất dễ chịu khi thưởng thức. Cách dễ nhất để nhận biết trà Jasmine-cha là qua hương thơm của hoa nhài. Về phần nhìn, trà có màu khá sẫm, sau chế biến được xắt dạng khúc mảnh.
9. Trà lúa mạch Mugicha
Top những loại trà Nhật Bản thơm ngon nhất không thể thiếu Mugicha. Loại trà này được tạo thành bằng cách ngâm lúa mạch rang vào nước. Do thành phần không có trà nên Mugicha có hương vị khác biệt, hơi đắng nhẹ nhưng không gắt. Trà dạng hạt nâu vàng, hương vị khi pha khá giống cafe nhưng lại không chứa cafein nên dùng được cho mọi đối tượng.
10. Trà xanh Kukicha
Trong tiếng Nhật, Kuki là thân, cành. Kukicha chính là loại trà được làm từ chồi non của cây trà. Chất lượng của loại trà này phụ thuộc phần lớn vào chất lượng của nguyên liệu. Cây, cành càng xanh non, trà càng ngọt và ngược lại. Màu sắc và hương thơm của nó tương tự như thân cây trà. Về hương vị, Kukicha khi pha có vị hạt phỉ khá ngậy và dịu ngọt. Kukicha được khuyến khích pha ở nhiệt độ từ 70-80 độ C. Để quá sẽ khiến trà bị đắng, khó vừa miệng.
>>> Xem thêm: Cách mua hàng trên Rakuten Nhật Bản [Update]
Một đất nước luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá trà đạo thì những loại trà trên là không thể thiếu vắng. Nếu có dịp ghé thăm, hãy dành thời gian tìm hiểu, thưởng thức hương vị tuyệt vời từ các loại trà Nhật Bản này nhé. Và cũng đừng quên tiếp tục dõi theo website để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về quốc gia Mặt trời mọc.
- Website: https://janbox.com.
- Email: support@janbox.com.
- Fanpage: https://www.facebook.com/janbox.com.vi.