Wagasa – Nét đặc trưng trong văn hóa cổ truyền của Nhật Bản

668
wagasa

Dù (ô) wagasa không chỉ đơn thuần là một vật dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là nét đặc trưng trong văn hóa cổ truyền Nhật Bản. Vậy loại dù này có gì thú vị? Cùng Janbox tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Các giai đoạn lịch sử gắn liền với wagasa

Wagasa là loại dù truyền thống của người Phù Tang, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Mặc dù được du nhập vào Nhật Bản từ những năm đầu thời kỳ Heian (794-1185) nhưng những chiếc dù này hoàn toàn mang đậm hồn dân tộc Nhật bởi: chúng được làm từ giấy washi – một loại giấy truyền thống Nhật Bản và gắn liền với các hoạt động văn hóa, nghi lễ truyền thống của quốc gia này.

Ngay từ những ngày đầu du nhập, những chiếc dù wagasa được xem như là biểu tượng của tầng lớp cao quý bởi chúng chỉ được sử dụng trong giới quý tộc. Chúng được giới quý tộc sử dụng không chỉ như một vật dụng che nắng mà còn như một vật để trừ tà, che chở họ trước những linh hồn quỷ dữ. 

wagasa-nhat-ban
Lịch sử của ô Wagasa Nhật Bản

Thời kỳ đầu, ô wagasa chưa có khả năng gập lại và không có khả năng che mưa. Mãi sang đến thời kỳ Azuchi Momoyama (1568-1603), sản phẩm này được cải tiến trang bị thêm tính năng gập và quét thêm một lớp dầu mè cho phép sử dụng hiệu quả trong cả che mưa, che nắng.

Vào thời kỳ Meji (1868-1912), trước sự du nhập của văn hóa phương Tây, những chiếc ô wagasa Nhật nhỏ nhắn nhiều màu sắc này được dùng phổ biến ở mọi tầng lớp. Trải qua các thời kỳ lịch sử, loại dù này đã trở thành nét độc đáo trong các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, là một phần không thể thiếu trong trà đạo và trở thành biểu tượng đặc sắc của văn hóa truyền thống Nhật Bản.

2. Điểm đặc biệt trong quy trình làm nên ô wagasa 

o-wagasa
Đặc điểm của ô wagasa

Wagasa có tán được làm từ giấy washi – giấy truyền thống Nhật Bản có độ dai bền khá cao, khung được làm từ tre kameoka. Mỗi một chiếc ô có khoảng 50 khung tre với độ dày bằng nhau, các họa tiết xuất hiện trên tán được trang trí sơn mài phong phú xoay quanh các chủ đề về thiên nhiên và con người Nhật Bản, hay những biểu tượng, hình ảnh gắn liền với các tích truyện xưa của người Nhật.

Ô wagasa cũng có nhiều màu sắc khác nhau, với các tông màu chủ đạo truyền thống như màu trắng, hồng, đỏ, … Mỗi màu sắc của ô lại biểu thị những ý nghĩa và phù hợp với từng đối tượng, mục đích sử dụng. Chẳng hạn, trong đám cưới truyền thống, các cô dâu thường mang ô màu đỏ thể hiện niềm vui và sự hạnh phúc; Hay trong kabuki các diễn viên thường sử dụng ô màu đen hoặc màu nâu, …

Để tạo nên chiếc ô xinh xắn, nhiều màu sắc mang hồn dân tộc, người nghệ nhân Nhật Bản đã phải tiến hành nhiều công đoạn thủ công tỉ mỉ. Người ta nói rằng, để làm nên một chiếc ô wagasa truyền thống hoàn hảo cần phải trải qua gần 100 công đoạn, từ công đoạn lắp ráp khung, dán giấy, đến buộc dây, quét sáp dầu mè và sơn trang trí,…

Điểm đặc biệt trong quy trình là trước khi dán giấy washi, người nghệ nhân cần phải tưởng tượng vẻ đẹp của thành phẩm, chỉnh sửa tư thế của tiểu khung, sau đó làm việc và dán các tờ giấy với nhau một cách cẩn thận. Sau khi giấy được kéo căng, chúng lại được gập dọc theo khung.

du-wagasa
Quy trình làm dù wagasa

Ngoài ra, trong quy trình tạo nên những chiếc ô wagasa truyền thống Nhật Bản có độ đàn hồi tốt, che mưa che nắng bền bỉ là công đoạn quét sáp dầu. Ở công đoạn này, nghệ nhân Nhật sẽ quét lên mặt giấy của dù một lớp hỗn hợp dầu mè với sơn mài gốc dầu. Tùy vào từng nghệ nhân mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp sẽ khác nhau, điều này tạo này tạo nên sự khác nhau về mùi giữa các sản phẩm với nhau.

Với kỹ thuật thủ công tỉ mỉ, trí tưởng tượng phong phú. Người Nhật đã tạo nên những chiếc ô truyền thống xinh xắn, mỏng manh nhưng lại rất bền bỉ. Những chiếc ô này nếu được giữ gìn tốt có thể sử dụng lên tới 2 thập kỷ.

>>> Xem thêm: Kanzashi – Vẻ đẹp độc đáo của trâm cài tóc Nhật Bản

3. Các loại ô wagasa truyền thống

Dựa vào mục đích, đối tượng sử dụng cũng như kích thước và họa tiết, ô Nhật truyền thống này được chia làm 3 loại:

– Bankasa: là những chiếc dù mang thiết đơn giản thường được sử dụng khi mặc với Kimono truyền thống.

– Janomekasa: So với bankasa, janomekasa được thiết kế tinh tế, thường được dùng chủ yếu bởi những người phụ nữ Nhật.

– Nodatekasa: Là những chiếc ô wagasa có kích thước lớn hơn, thường dùng để trang trí trong các đền thờ, lễ hội hay các cửa hàng trà. Đặc biệt, nodatekasa là một phần không thể thiếu trong các buổi trà đạo được tổ chức ngoài trời.

du-giay-wagasa
Các loại dù giấy Wagasa

4. Wagasa trong thời hiện đại

Mặc dù, trong cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều mẫu ô dù đẹp với nhiều chất liệu tốt ra đời, nhưng dù giấy wagasa vẫn là một vật dụng không thể thiếu trong đời sống người Nhật Bản. Chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như các tiệc trà đạo, các lễ hội, các nghi lễ cưới hỏi hay trong các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống như kabuki hay Noh, …

Bên cạnh đó, wagasa còn được xem như một món đồ trang sức được người Nhật sử dụng hàng ngày hoặc như là một món quà chứa đựng niềm tự hào dân tộc mà người Nhật có thể dành tặng cho bạn bè quốc tế.

Ngoài ra, nếu bạn đang có ý định order những chiếc dù Nhật truyền thống này về trang trí các cửa hàng, sân khấu hoặc sử dụng, kinh doanh buôn bán … bạn có thể order hàng từ các website nội địa Nhật. Hãy truy cập website Janbox.com để được hướng dẫn cách đặt hàng nội địa Nhật về nhà nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất!

>>> Xem thêm: Bật mí 4 cách mua hàng từ Nhật về Việt Nam

Như vậy, chúng ta vừa đi tìm hiểu những điều thú vị về Wagasa – Nét đặc trưng trong văn hóa cổ truyền Nhật Bản. Nếu như bạn có điều kiện sang đất nước Nhật du lịch đừng quên mặc kimono kết hợp với những chiếc dù xinh đẹp này để có những tấm ảnh kỷ niệm đậm phong cách Nhật nhé!

Email: [email protected]