Phí BAF là gì? Phân biệt phí BAF với phí CAF trong vận chuyển

1357
baf là gì

BAF và CAF có thể được coi là 2 trong số những loại phí vận tải được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên để hiểu rõ phí BAF là gì, CAF là gì và cách phân biệt 2 loại phí này thì không phải ai cũng nắm vững. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này qua lời giải đáp ngay sau đây nhé!

phi-baf-la-gi

Phụ phí BAF là gì?

1. Phí BAF là gì? Phí CAF là gì?

Trong ngành vận chuyển xuất nhập khẩu, BAF và CAF không còn là khái niệm xa lạ, tuy nhiên chúng lại rất hay bị nhầm lẫn với nhau.

Về khái niệm, BAF là thuật ngữ viết tắt của Bulker Adjustment Factor – phụ phí xăng dầu và nhiên liệu trong quá trình vận chuyển hàng hoá được quy định bởi các hãng tàu. Phí BAF thu được từ chủ lô hàng được bù vào các chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu trong vận chuyển. Một lưu ý đặc biệt đó là phí BAF chỉ áp dụng cho các chuyến hàng đi tới châu Âu.

Vậy, CAF là gì? CAF là thuật ngữ viết tắt của Currency Adjustment Factor – phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ. Đây là khoản phụ phí được thu bổ sung khi có sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ. Trong quá trình vận chuyển thường phát sinh tỷ giá ngoại tệ và phí CAF được sinh ra nhằm bù đắp cho khoản chi phí này.

phụ phí baf là gì

CAF là viết tắt của từ gì? Có ý nghĩa gì trong vận chuyển?

Liên quan đến phí BAF và CAF, có 1 số loại phí khác cũng cần được biết đến như:

  • Phí Gri: Là loại phụ phí bù đắp cho cước vận chuyển tăng giá vào các mùa cao điểm, đặc biệt là mùa lễ, hội, giáng sinh ở châu âu.
  • Phí Pss: Là phí phụ thu vào mùa cao điểm (được tính từ tháng 8 đến tháng 10 trong năm và từ tháng 11 năm nay đến tháng 1 năm tiếp theo)
  • Phí Ebs: Mang nghĩa tương tự như phí BAF, nhưng chỉ áp dụng cho các chuyến tàu vận chuyển hàng hóa đến thị trường châu á.

2. Nguồn gốc của phí BAF

BAF thực chất không phải một loại phí mới. Nó đã xuất hiện từ những năm 1970, do cú sốc giá nhiên liệu, dầu lửa. Sự tăng cao bất ngờ của giá nguyên liệu đã khiến các hãng tàu gặp khó khăn trong chi phí, gây sụt giảm lợi nhuận.

Trong khi vẫn phải duy trì tốc độ vận chuyển, giá xăng dầu lại liên tục tăng, để duy trì hoạt động các hãng tàu buộc phải đưa ra quy định riêng về phụ thu vận chuyển, hay chính là phí BAF.

Duy trì từ đó tới nay, BAF vẫn đang được áp dụng rộng rãi cho các chuyến tàu tới thị trường châu âu. Ngoài quy tắc tính BAF theo đơn giá từ chủ tàu, đôi khi quy tắc fob cũng có thể được áp dụng. Theo đó, bên nhận hàng và bên vận chuyển sẽ cùng thương lượng xem ai là người chịu khoản phí này. Thông thường, khi áp dụng tính BAF theo fob, bên vận chuyển sẽ là người thanh toán.

caf là gì

Phí BAF được biết đến từ những năm 1970.

>>Xem thêm: Hàng hóa quá khổ (OOG)

3. Sự khác biệt giữa BAF và CAF

Ngay từ khái niệm phí CAF, phí BAF là gì, chúng ta đã có thể thấy rõ sự khác biệt của BAF và CAF. Trong khi phí BAF là phụ phí xăng dầu, nhiên liệu thì phí CAF lại là khoản phí thu nhằm mục đích bù đắp cho sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ. Nói tóm lại, BAF được tính theo chi phí nhiên liệu vận chuyển, còn CAF lại căn cứ vào tỷ giá ngoại lệ để tính toán.

Cách tính của cả 2 loại phí đều được quy định riêng tuỳ từng hãng tàu. Tuy nhiên thông thường, phí BAF được tính theo một tỷ lệ phần trăm nhất định của cước biển, và đôi khi cũng là một khoản tiền cố định dựa theo khối lượng hàng hoá (mét khối, tải container,..). Việc áp dụng khoản phí này thường khá linh hoạt, đôi khi có thể được giảm hoặc tăng trong một số trường hợp đặc biệt.

caf là viết tắt của từ gì

BAF và CAF có cách tính khác nhau.

Khác với BAF, CAF lại được tính theo hệ số điều chỉnh tiền tệ. Ví dụ: Với một lô hàng có phí vận chuyển 1000 USD, hệ số điều chỉnh tiền tệ được ước tính 5% với lô hàng. Vậy, ta có phí CAF được tính bằng (1000:100)*5%=50 USD. Giá cước vận chuyển sau khi điều chỉnh CAF bằng 1000+50=1050 USD.

4. Làm sao để hạn chế phí CAF và BAF

Hiểu được phí CAF, phí BAF là gì nhưng bạn vẫn chưa biết cách ứng dụng sao cho hiệu quả? Trong hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, những khoản phí không lường trước vẫn phát sinh đáng kể vượt quá dự tính của bạn? Điều này không hẳn còn xa lạ. Để giảm thiểu chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển, bạn có thể áp dụng một số cách như sau:

Đầu tiên, trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá, trước khi ký kết bạn có thể thương lượng với chủ hãng tàu và bổ sung (nếu chưa có) các điều khoản giới hạn phụ phí vận chuyển phát sinh. Việc đặc trước giới hạn giúp bạn chủ động hơn về chi phí, tránh việc bù đắp quá nhiều các khoản phụ phí phát sinh do giá nguyên vật liệu, tiền tệ thay đổi.

baf-va-caf

Cần chủ động trong tính phí BAF, CAF.

Ngoài ra, trong hợp đồng, bạn cũng có thể thống nhất trước với chủ hãng tàu về mức biến động cụ thể dự kiến trong thời gian giao hàng, làm căn cứ tính giá xác đáng hơn sau này.

Cuối cùng, những nghiên cứu và tính toán về sự gia tăng giá nguyên liệu, tỷ giá tiền tệ trên thị trường trong ngắn hạn cũng sẽ hữu ích cho bạn khi kịp thời vận chuyển hàng hoá trước khi tỷ giá thay đổi.Phí CAF, phí BAF là gì? BAF – phí vận chuyển chênh lệch và CAF – phí tiền tệ chênh lệch là những khoản phí cần biết cho dân kinh doanh hay người trong nghề xuất nhập khẩu.

>>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm gửi hàng Việt Nam sang Nhật

Bạn nghĩ sao về những khoản phí này, hay còn bất cứ băn khoăn nào khác về BAF và CAF? Để lại ý kiến bình luận và tiếp tục dõi theo website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!