Thuế nhập khẩu quần áo và các thủ tục khi nhập quần áo

868
Thuế nhập khẩu quần áo và các thủ tục khi nhập quần áo

Quần áo, giày dép là một trong những mặt hàng có nhu cầu lớn nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay. Ngoài các mặt hàng trong nước thì các sản phẩm quần áo, giày dép được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam cũng được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Nếu bạn là dân buôn muốn nhập khẩu quần áo, giày dép về Việt Nam mà chưa biết thuế nhập khẩu quần áo và các thủ tục nhập khẩu như thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Janbox nhé!

1. Chính sách nhập khẩu quần áo, giày dép

Trước khi tìm hiểu thuế nhập khẩu quần áo, Janbox xin được giới thiệu đến bạn đọc chính sách nhập khẩu quần áo, giày dép hiện nay. Đối với mặt hàng quần áo nhập khẩu mới 100% thì bạn tiến hành nhập khẩu như những mặt hàng thông thường. Đối với mặt hàng quần áo đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Mỗi mặt hàng khi nhập khẩu vào Việt Nam đều có một mã số HS riêng, để xác định chi tiết mã số HS của bất kỳ một mặt hàng nào đều phải căn cứ vào tính chất, chủng loại, thành phần cấu tạo,… của hàng hóa thực tế nhập khẩu.

Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế tại thời điểm nhập khẩu phải dựa trên cơ sở tài liệu kỹ thuật, catalogue hoặc đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả của Cục Kiểm định hải quan và kết quả kiểm tra thực tế của hải quan là cơ sở pháp lý để áp mã code HS đối với hàng hóa thực tế nhập khẩu.

Việc xác định mã số HS phải căn cứ vào: Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 và Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Mã số HS của quần áo nhập khẩu

Để áp mã số HS cho mặt hàng quần áo nhập khẩu, bạn tham khảo HS CODE thuộc:

+ Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc.

+ Chương 62: Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc.

ma-so-hs-cua-quan-ao-nhap-khau

Mã số HS của giày dép nhập khẩu

Để áp mã số HS cho mặt hàng giày dép nhập khẩu, bạn tham khảo HS CODE thuộc:

64.01 Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự.

64.02 Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic.

64.03 Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc.

64.04 Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt.

ma-so-hs-cua-giay-dep-nhap-khau

>>> Xem thêm: Phí BAF là gì? Phân biệt phí BAF với phí CAF trong vận chuyển

2. Cách tính thuế nhập khẩu quần áo, giày dép

Sau khi đã xác định được chính xác mã số HS cho mặt hàng quần áo, giày dép, bạn đọc tham khảo các văn bản sau để xác định thuế nhập khẩu quần áo, giày dép cho các sản phẩm mà mình nhập khẩu:

– Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ. 

– Thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính.

– Thuế nhập khẩu quần áo là 20% với các mặt hàng nhập khẩu là áo sơ mi, váy, đầm, áo thun, quần,.. thuộc mã số HS 61.05, 61.04, 62.06,…

– Thuế nhập khẩu giày dép là 30% với các mặt hàng nhập khẩu thuộc mã số HS 64.01, 64.02,…

thuế nhập khẩu quần áo

3. Các thủ tục cần thực hiện khi nhập khẩu quần áo, giày dép

Hồ sơ hải quan nhập khẩu quần áo, giày dép gồm có:

– Tờ khai hải quan.

– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật.

– Hàng hóa trong trường hợp được vận chuyển bằng đường sắt, đường hàng không, đường biển hay bằng vận tải đa phương thức theo đúng luật thì người khai hải quan phải xuất trình vận đơn hoặc các chứng từ vận tải có giá trị tương đương. Người khai hải quan sẽ không phải nộp vận đơn trong trường hợp hàng hóa

+ Được mua bán giữa khu nội địa và khu phi thuế quan

+ Được nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ

+ Được nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý.

– Trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán thì người khai hải quan cần xuất trình hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương.

Chỉ trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu với mục đích thực hiện hợp đồng gia công cho nước ngoài hoặc hàng hàng nhập khẩu không có hóa đơn đồng thời người mua không cần thanh toán cho người bán, người khai hải quan tiến hành khai giá trị hải quan và không phải xuất trình hóa đơn tại cơ quan hải quan.

thu-tuc-nhap-khau-quan-ao

– Cá nhân, tổ chức nộp 01 bản chụp các giấy tờ, chứng từ chứng minh cá nhân, tổ chức đó đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo đúng luật khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên.

– Với trường hợp người khai hải quan tiến hành khai trên tờ khai trị giá hải quan giấy thì phải nộp 02 bản chính cho cơ quan hải quan. Nếu khai tờ khai trị giá theo mẫu thì phải gửi dưới dạng dữ liệu điện tử đến Hệ thống.

– Mặt hàng quần áo, giày dép khi nhập khẩu để kinh doanh sẽ phải chịu thuế nhập khẩu quần áo, giày dép và thuế GTGT theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Bật mí 4 cách mua hàng từ Nhật về Việt Nam

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuế nhập khẩu quần áo cũng như các thủ tục cần thiết khi nhập khẩu quần áo, giày dép về Việt Nam. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.