FCL và LCL là gì? Quy trình xuất nhập khẩu hàng LCL, FCL.

3617
Quy-trinh-xuat-nhap-khau-hang-LCL-va-FCL

FCL và LCL là hai hình thức vận tải đường biển xuất nhập khẩu phổ biến nhất hiện nay. Chúng ra đời giúp cho doanh nghiệp, cá nhân, người gửi hàng có thể tiết kiệm được khoản chi phí so với gửi hàng qua đường hàng không. Thế nhưng, rất nhiều người vẫn còn xa lạ với hai hình thức vận chuyển này. Để giúp các bạn có thêm thông tin  tham khảo lựa chọn được hình thức vận tải tối ưu cho lô hàng của mình, bài viết hôm nay xin giới thiệu tới các bạn khái niệm FCL và LCL là gì? Quy trình xuất nhập khẩu hàng FCL.

I. Hàng FCL là hàng gì? Hàng LCL là hàng gì?

1. Hàng FCL là gì?

FCL (viết tắt của chữ của Full container load) là cách thức vận chuyển hàng nguyên container. Hàng hóa trong FCL là hàng hóa đồng nhất được đóng đầy container.

Thông thường trong gửi hàng FCL người gửi hàng có trách nhiệm bốc xếp hàng hóa lên nguyên container và người nhận hàng có trách nhiệm bốc dỡ hàng hóa khỏi container.

lcl-trong-xuat-nhap-khau-la-gi

2. LCL là gì?

 LCL (là viết tắt của chữ Less than Container Load) trong xuất nhập khẩu là cách thức vận chuyển hàng lẻ, hàng không đủ đóng nguyên một container mà cần ghép chung với một số lô hàng của chủ hàng khác.

Trong vận chuyển hàng LCL, đơn vị vận chuyển sẽ có nhiệm vụ gom hàng, phân loại, kết hợp nhiều lô hàng lẻ với nhau để xếp đủ nguyên container vận chuyển.

II. So sánh sự khác nhau giữa FCL và LCL

1. Kích thước hàng hóa

Hàng LCL là hàng lẻ  thường nhỏ gọn.

Hàng FCL gồm nhiều kiện hàng đủ container, thông thường chúng là loại hàng hóa cồng kềnh, có trọng lượng nặng.

phan-biet-fcl-va-lcl

2. Quy trình vận chuyển

Quy trình vận chuyển hàng LCL diễn ra phức tạp hơn hàng FCL bởi:

Hàng FCL là hàng nguyên container đã được đặt trước, của một chủ hàng, không cần phân loại đóng gói. 

Hàng LCL trong quy trình vận chuyển mất thêm công đoạn gom hàng, kiểm đếm, phân loại giữa các loại hàng lẻ từ nhiều chủ hàng gửi sau đó mới xếp lên container vận chuyển. Mặt khác, trong quá trình thông quan, nếu một đơn hàng lẻ gặp trục trặc sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian nhận hàng của tất cả các đơn hàng khác trong lô hàng.

3. Thời gian vận chuyển

Thời gian vận chuyển hàng FCL nhanh hơn hàng LCL bởi quy trình vận chuyển diễn ra nhanh hơn, hàng hóa chỉ giao cho một chủ hàng. Đồng thời, khả năng gặp trục trặc gây nên sự chậm trễ tại cảng hải quan cũng ít xảy ra hơn.

Thời gian vận chuyển hàng LCL thường chậm hơn vì phải khai thác, phân loại hàng hóa giao tới nhiều chủ hàng. Ngoài ra, còn mất thêm thời gian gom hàng, xử lý các loại hóa đơn, chứng từ,..

4. Chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển hàng FCL thường được tính theo kích thước, trọng lượng hàng hóa.

Chi phí vận chuyển hàng LCL thường được tính theo trọng lượng hàng hóa cộng thêm phí gom hàng, lưu kho,…nên có cước phí đắt hơn FCL. Tuy nhiên, nếu vận chuyển đường dài thì nó lại mang một chi phí tiết kiệm hơn.

5. Rủi ro đối với hàng hóa

Hàng LCL có khả năng  rủi ro đối với hàng hóa cao hơn hàng FCL vì nhiều loại hàng hóa cùng trong một container dễ xảy ra hư hỏng, nhiễm mùi, thất lạc.

>>Xem thêm: Những điều cần biết về phụ phí THC.

III. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu FCL

quy-trinh-giao-nhan-fcl

1. Chi tiết các bước trong quy trình giao nhận FCL

Tùy vào từng đơn vị nhận vận chuyển sẽ có quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu FCL khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung chúng đều diễn ra với các bước tương tự như sau:

– Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra các thông tin bộ chứng từ 

Đơn vị vận chuyển và chủ hàng cùng thống nhất ký kết hợp đồng và giao nhận, kiểm tra các chứng từ pháp lý bắt buộc phải có gồm: hợp đồng thương mại (contract), hóa đơn thương mại (Invoice), vận đơn (Bill of lading), phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List), tín dụng thư (L/C), chứng thư kiểm dịch, chứng từ bảo hiểm,…

– Bước 2: Thực hiện lấy lệnh giao hàng (D/O)

Trước khoảng 1-2 ngày tàu cập bến, sẽ gửi tới chúng ta một thông báo hàng  gồm các thông tin: tên hãng tàu, số Bill tương ứng của lô hàng, người gửi và người nhận, ngày hàng đến, mã cảng đến, mã kho lưu hàng, các giấy tờ cần thiết để lấy lệnh D/O, giấy mượn cont,…

Sau khi  đóng tất cả các phí hãng tàu sẽ cung cấp lệnh D/O (gồm 4 bản).

– Bước 3: Khai báo Hải quan điện tử và đóng thuế

Thực hiện khai báo  Hải quan điện tử qua phần mềm ECUS5/VNACCS của cơ quan Hải quan hoặc các phần mềm khác đã đăng ký với cơ quan chức năng và được cấp phép sử dụng. 

Sau khi hoàn tất tờ khai hải quan điện tử, hải quan sẽ gửi về bản tờ khai hải quan hàng nhập. Nhân viên đơn vị vận chuyển sẽ in tờ khai này ra và tiến hành liên hệ với khách hàng để nộp thuế.

– Bước 4: Đăng ký nhận tờ khai tại cảng

Hồ sơ đăng ký tờ khai tại cảng gồm các giấy tờ: Tờ khai hải quan nhập khẩu, đơn vận, C/O, Invoice, Packing list, giấy giới thiệu, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Nếu trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị phân luồng đỏ cần  tiến hành đăng kiểm hàng hóa.

Cơ quan hải quan  tiếp nhận, tiến hành kiểm tra hồ sơ. Sau đó, chuyển hồ sơ sang bộ phận tính giá thuế để tính mức thuế  mà doanh nghiệp cần đóng. 

– Bước 5: Trả tờ khai Hải quan

Hoàn tất quá trình khai báo hải quan, bộ hồ sơ khai báo sẽ được chuyển sang cửa trả tờ khai. Lúc này, nhân viên giao nhận cần mua tem dán (lệ phí hải quan).

– Bước 6: Đề xuất phiếu EIR

Nhân viên giao nhận  tới phòng Thương vụ tại cảng để nộp lệnh  D/O (có dấu giao thẳng của hãng tàu) và đóng tiền  nâng/hạ, lưu container để đề xuất và nhận phiếu EIR. Đây phiếu giao nhận container, xác nhận tình trạng của container.

– Bước 7: Thanh lý hải quan

Nộp hồ sơ thanh lý hải quan tại văn phòng đội giám sát cổng  gồm các giấy tờ: Lệnh D/O, phiếu EIR, ban sao bill, bản chính và bản photo tờ khai hải quan.

Đơn vị hải quan sẽ lưu thông tin lô hàng vào sổ hải quan, đóng dấu vào tờ khai, phiếu EIR, xác nhận vào tờ danh sách container và trả lại các giấy tờ.

– Bước 8: Vào cảng lấy hàng

Giao  phiếu EIR, danh sách container, giấy mượn container, cược tiền mượn container cho hãng tàu để  tài xe chạy container hàng về kho.

lcl-va-fcl

>>> Xem thêm: Những điều bạn cần biết về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

– Bước 9: Trả lại vỏ container rỗng cho hãng tàu  

Sau khi hạ hết hàng vào kho, người vận chuyển trả lại container rỗng cho hãng tàu theo đúng quy định trên giấy mượn. Sau đó nhận giấy xác nhận trả container, nhận lại phiếu EIR và giấy cược container, tiền cược container đã đóng.

– Bước 10: Hoàn tất thông quan, quyết toán cuối cùng và lưu hồ sơ 

Khi hoàn tất thông quan nhập hàng và hàng được chuyển cho khách. Nhân viên giao nhận  hoàn tất tất cả các chứng từ thành bộ hồ sơ hoàn chỉnh gồm 2 bộ.  Một bộ lưu trữ, một bộ  gửi tới khách hàng kèm theo giấy báo nợ để quyết toán. 

Trên là toàn bộ quy trình giao nhận xuất nhập khẩu hàng FCL. Các thủ tục FCL diễn ra tương đối rườm rà, để quy trình diễn ra nhanh chóng, chủ hàng cần lựa chọn đơn vị vận chuyển có kinh nghiệm, làm việc chuyên nghiệp.

2. Dịch vụ vận chuyển xuất nhập khẩu hàng FCL và LCL tại Janbox

Nếu bạn đang đi tìm đơn vị chuyên nghiệp, uy tín có thể đảm bảo thay bạn thực hiện vận chuyển hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản, hàng FCL hay hàng LCL bạn hãy đến với dịch vụ tại Janbox, bởi:

– Janbox là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng quốc tế mà nổi bật là vận chuyển hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản với hàng FCL, LCL. 

–  Sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm thực tế trong các bước khai báo hải quan đảm bảo quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng.

– Quan hệ tốt với các hãng tàu book lịch nhanh chóng, bốc xếp hàng hóa lên tàu an toàn.

– Hợp đồng ký kết rõ ràng, quyết toán minh bạch, đảm bảo quyền lợi cả 2 bên.

– Cước phí dịch vụ hợp lý, cạnh tranh thị trường.

>>> Xem thêm: Ý nghĩa ETD và ETA trong vận chuyển / Nhập khẩu hàng Nhật Bản

Như vậy, bài viết trên đã mang đến cho bạn các kiến thức cơ bản về FCL và LCL là gì? LCL trong xuất nhập khẩu là gì? LCL là gì trong xuất nhập khẩu? Quy trình xuất nhập khẩu hàng FCL. Hy vọng những thông tin này se giúp ích được các bạn trong công việc xuất nhập khẩu hàng FCL và LCL. Nếu bạn còn những băn khoăn, hãy liên hệ tới Janbox để được tư vấn trực tiếp nhé!

Mọi thông tin liên hệ tới Janbox qua: